Thạch anh vàng (Citrine)


Tên citrin được xuất phát từ tiếng Pháp citrin có nghĩa là màu vàng. Nguyên tố tạo màu là sắt, citrin tự nhiên thường khá hiếm và chủ yếu lượng citrin trên thị trường thường là do xử lý nhiệt từ ametit hoặc thạch anh khói.

Thạch anh vàng|Citrine

Tổng quan


Citrin (Citrine)

Màu sắc

Vàng nhạt đến vàng tối, nâu vàng, vàng da cam

Độ trong suốt

Thường trong suốt

Màu sắc vết vạch

Trắng

Chiết suất

1,544 – 1,553

Độ cứng

7

Lưỡng chiết suất

+ 0.009

Tỷ trọng

2,65

Độ tán sắc

0,013 (0,008)

Tính cát khai

Không

Tính đa sắc

Tự nhiên: yếu; vàng nhạt

Xử lý nhiệt : không

Vết vỡ

Vỏ sò, rất giòn

Tính phát quang

Không

Thành phần hoá học

SiO­2, dioxit silic

Phổ hấp thụ

Không đặc trưng

Hệ tinh thể

Hệ ba phương, tinh thể thường ở dạng lăng trụ sáu phương với đỉnh tháp

 

 

Tên citrin được xuất phát từ tiếng Pháp citrin có nghĩa là màu vàng. Nguyên tố tạo màu là sắt, citrin tự nhiên thường khá hiếm và chủ yếu lượng citrin trên thị trường thường là do xử lý nhiệt từ ametit hoặc thạch anh khói.

Nguồn gốc và phân bố: Citrin tự nhiên phát hiện nhiều ở Brazil, Madagasca, Hoa Kỳ, ít hơn ở Miến Điện, Aghentina, Nga, Namibia, Scotland và Tây Ban Nha.

Ở Việt Nam gặp citrin ở Vĩnh Trường (Ninh Thuận) với các tinh thể có màu vàng sáng và kích thước nhỏ.

Các phương pháp xử lý và tổng hợp: Ametit chuyển sang màu vàng sáng ở nhiệt độ khoảng 470oC, ở khoảng nhiệt độ cao hơn 550-560oC, ametit sẽ chuyển sang màu vàng tối đến nâu đỏ. Thạch anh khói chuyển sang citrin ở nhiệt độ 200oC.

Cũng giống như thạch anh pha lê và ametit, citrin được tổng hợp rất nhiều trong công nghiệp và được sử dụng nhiều trong ngành trang sức.

Các loại đá dễ nhầm với citrin: Citrin dễ nhầm với các loại đá có màu vàng như apatit (trang), beryl (trang), orthoclas (trang), topaz (trang), turmalin (trang), saphir vàng (trang) và thuỷ tinh màu.

Nghiên cứu